Nhật ký nhảy mổ bằng phương pháp sinh mổ - Có làm bạn choáng không?

6:55 PM |
Nhiều mẹ còn băn khoăn giữ đẻ thường và đẻ mổ vì nghe nói đẻ mổ không đau chỉ có đẹp , chỉ có lợi chứ không có hại gì cả… Sau khi đọc xong nhật ký nhảy ổ bằng phương pháp mổ hãy nói lên suy nghĩ của mình bạn nhé


Nhật kí nhảy ổ 😂😂😂( bài văn sau đẻ mổ)






- Ngày 22/6/2016 đẹp giời sáng dậy lúc 7h30, chả hiểu sao thấy ướt quần từ mức độ ít đến mức độ ướt quần vắt ra nước. Đứng chổng mông gào bạn Ck hình như sắp đẻ rồi...bạn Ck đang ngủ lổm ngổm bò dậy chưa hiểu chuyện gì sảy ra...cầm đt gọi tứ tung mà ko ai nghe máy😂
- Hoảng hốt ra vớ ngay quả bỉm đóng vào, may gọi được bố Ck đang đi dạy bỏ học sinh phi cấp tốc về đưa lên viện. Khiếp bố đi phóng kiểu như 1 cơn gió chưa đầy 5 phút có mặt tại viện xong vẫn đứng ngoài xem tình hình đợi gọi điện bố mới về
- Lên đến viện vẫn váy hoa nhởn nhơ các kiểu xong mới đi thay bộ thời trang huyền thoại "fashion bà đẻ" đi khám xong ăn uống đến chiều mỗi cái bỉm noá phải nặng 1-1,5kg vì bị rỉ nước ối...xong đi như 1 bà còng vỉ bị treo cái bọc ở mông...😅
- Mỗi lần có y tá gọi đi khám là hoảng hồn...nằm bàn đẻ banh háng...1 bác sĩ cho 2 ngón tay chọc ngoáy dí ấn các kiểu....xong lại tiếp 2-3 bác sĩ nữa...xong tay còn lại vỗ vào bụng như đập trống...ối dời có mẹ nào mà sợ đi khám hơn đi đẻ như em không😭😭😭 1 buổi tối mà phải chục lần dí ấn đập trống như chơi dàn nhạc 🎧🎺🎷🎻🎤
- Sau khi khám uống vài viên thuốc và hai phát tiêm định mệnh giật tới não...phê phải biết...1 phát đâm vào bắp tay 1 phát vào bắp đùi...còn chưa dừng lại ở đó thêm phát đâm ven truyền dịch và băng dây chun ở bụng để đo cơn đau bằng máy...lúc đấy cảm giác giống kiểu mình bị lạc lên sao hỏa thí nghiệm ý ☺️
- Kết quả bạn baby quay đầu phải tràng hoa cuốn cổ ko quay xuống cứ nằm im như thế ko thèm ý kiến gì...kiểu nằm thế này nó mới lạ, noá mới thích😒 không thích đi qua ngã ba đâu thích đi đường tắt cơ...thôi xong cái ước mơ nhỏ nhoi đẻ thường của em...và thế là em di chuyển từ bàn đẻ thường leo lên xe lăn bác sĩ ủn em lên phòng mổ tầng ba....người đã buốt đâu quả xe lăn bon bon ko giảm xóc người ngồi mà nhảy lên nhảy xuống may không bay ra khỏi xe😌
- Lên phòng mổ...ánh đèn đẹp huy hoàng, bác sĩ y tá đồng phục bịt kín đẹp lắm,,,đi mổ là cũng phải đẹp😉 nhộn nhịp âm thanh loẻng xoẻng dao kéo kim tiêm các kiểu nghe vui tai lắm.nói thật cảm giác lúc đấy chả sợ mà chỉ thấy tò mò vì nghe đồn thổi kêu đẻ mổ ko đau đâu😩. 
- Bác sĩ mỗi người một việc...quây vải quanh bụng như 1 cái chuồng nhỏ...e nằm chả nhìn thấy gì😎 đau nhất là phát kim dẫn ống tiểu trọc thẳng vào âm đạo....nhọn hoắt và dài ối giời buốt tới đỉnh đầu...xong nằm co do như 1 em lợn xinh đẹp khom lưng nghiêng người và 2 phát thuốc gây tê dọc sống lưng....tiếp đó tiêm liên tục 4 phát các vị trí , cảm giác các cơ giật giật như nhảy
- Dần dần thuốc tê ngấm từ phần ức đổ xuống, cảm giác lúc này thì như trên mây êm ái vô cùng. Vừa mổ mấy bác sĩ vs anh y tá hỏi tuổi hỏi tên rồi chuyện trò cuồng nhiệt lắm xong...22h30 nghe thấy tiếng bạn ý được lôi ra khỏi bụng cất tiếng khóc là người mẹ như em cười luôn..xong xuôi chuyển cáng về giường nằm...ăn bao nhiêu lúc tối nôn hết bấy nhiêu vì tiêm thuốc tê...
- Thời gian đẹp đẽ nhất bắt đầu từ 2h sáng: thuốc tê hết, đau vết mổ day dứt, đau các vết tiêm truyền, đau dạ con, đau ngực như treo hai tảng đá khi sữa về...không cử động được mà cứ nằm rên âm ỉ...nào đau có đau 1 ngày mà đau tới 5 ngày và ngày hôm nay( ngày trốn viện về 😭) 
- Ngày đầu kim dẫn tiểu cắm âm đạo để truyền nước tiểu ra ngoài. Vì mổ xong cái buồn cười nhất là phải đánh rắm được thì mới được ăn. Ối giời ba ngày 2 đêm truyền dịch ko ăn uống gì, ko ngủ được mắt trợn nhìn cái trần nhà, đit điếc chỉ mong đánh được quả rắm thần thánh mà khó hơn len trời. Xong ngày nào cũng 8h30 sáng và 15h chiều tiếng lẻng xẻng của y tá đi thay băng vết mổ và tiêm truyền bệnh nhân.😅 nghe thấy là đã hãi. Người bắt đầu lên gân cốt để đối mặt như với kẻ thù.
- Đều như vắt chanh, ngày tiêm hai mũi, 2 chai dịch, xong rửa cồn thay băng vết mổ di di ấn ấn như tra tấn. Hôm nào được chị y tá xinh đẹp nhẹ nhàng thì như lông hồng. Hôm nào được chị y tá xinh ko kém nhưng mà tiêm thì trọc như lợn 2 phát vô đùi, truyền nước lấy ven thì xiên toàn phát đẹp luôn😩 ( tâm trạng chung của bệnh nhân nằm cùng phòng) hoảng hốt😱😱😱
- Cái khoản người ta bảo ăn là sung sướng ý bây giờ nó chả sướng tí nào...uống nhiều thì lo đái buốt tận óc ....mà ăn lắm thì táo bón dặn ko nổi vì đau....xong sữa tràn về ngực cứng lên đau giật giật xong ko thở nổi😿😿😿..nằm một chỗ không xong, đi cũng không xong. Đêm đến trăng thanh gió mát bạn Ck lên viện trông là lại dìu đi. váy áo trắng tóc xõa dũ dượi như hồn ma đi khom lưng từng bước trong hành lang bệnh viện.ai đi qua cũng phải trột dạ😂😂😂 Ck còn luôn mồm vk ơi sao vk hôi thế😒😒 bình thường là cho 1 cú đấy nhưng mà đang đau ko đủ sức đành cam chịu 👿 và thế là hôm nay được trốn viện về trốn luôn 2 mũi tiêm chọc thần thánh....
Các mẹ cứ thích đẻ mổ đi nhé vui lắm đấy....em là chỉ thích đẻ thường kiểu tử nhiên thôi à👍🏻👍🏻
P/s: Trải qua hai lần đẻ lại thêm 1 sự trải nghiệm nỗi đau của cuộc đời.....ông trời không ai lấy hết của bạn điều gì....đau lắm nhưng có bạn Ck bên cạnh nào cho vk ăn, cho vk tè rồi ị😂 (thô mà thật)
Thay băng vệ sinh cho vk, thay quần áo từ cái quần nhỏ đến cái áo to,đêm thức trông vk dìu vk đi từng bước, thấy vk đau lại nắm tay vk thật chặt, con khóc lại bế lại cho ăn, hôm nào cũng hỏi vk mai ăn gì để Ck nấu, hnao len cũng hỏi vk hết đau chưa😂😂 ...... 😊Mấy chị nằm cùng phòng toàn bảo em sướng thế được Ck chiều với chăm chút từng tí một😘( cũng thấy sướng)
Nỗi đau ấy để đổi lại 1 thiên thần đáng yêu thì đau bao nhiêu chả chịu được các mẹ nhỉ .....và để biết rằng khi bạn đau đớn nhất trong cuộc đời thì bạn sẽ biết ai tốt với bạn😍😍😍👏🏻👏🏻👏🏻 cám ơn Ck Nguyễn Trung Kiên.



Là một bà mẹ hãy dành điều tốt nhất cho nhóc con nhé ^^!. Cùng tìm hiểu 2 phương pháp sinh thường cà sinh mổ sẽ có ưu và nhược gì nhé:

Ưu nhược điểm của sinh thường với mẹ và với bé

Ưu điểm của đẻ thường

Theo thống kê mới đây, có đến 75% chị em bầu lựa chọn phương pháp đẻ thường. Đây cũng là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ ta áp dụng từ ngàn xưa. Nói như thế để thấy rằng phương pháp này khá an toàn và có rất nhiều ưu điểm.

Ưu điểm của đẻ thường với người mẹ

Người mẹ chọn phương pháp sinh thường sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có thể thoải mái đi lại và trong thời gian này mẹ cũng sẽ có cơ hội cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời.
Thêm nữa, khi sinh thường, người mẹ cũng sẽ không phải lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Một ưu điểm tuyệt vời nữa với những mẹ sinh mổ là nguồn sữa sẽ về rất sớm. Quá trình sinh thường diễn ra tự nhiên khiến cơ thể sẽ nhận biết được những tín hiệu bé chào đời và từ đó nguồn sữa cũng có nhiệm vụ tiết ra để phục vụ em bé. Sau sinh thường, người mẹ cũng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sức lực để chăm con. Người mẹ cũng ăn uống thoải mái và vận động dễ dàng hơn.

Ưu điểm của đẻ thường với bé

Trong quá trình sinh thường, endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) được tiết ra từ chính cơ thể của thai phụ sẽ tác động tích cực tới khả năng thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ thường cũng ít có nguy cơ bị ngạt thở hơn so với trẻ đẻ mổ. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của bé sau khi sinh ra.
Sau sinh, trẻ sẽ được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ và được ăn sữa non ngay khi chào đời. Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

Nhược điểm của đẻ thường: Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế:

Nhược điểm của đẻ thường với người mẹ

Phương pháp đẻ thường sẽ khiến chị em mất sức nhiều hơn trong quá tình đau đẻ và rặn đẻ. Phương pháp này cũng không an toàn đối với những mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp.

Nhược điểm của đẻ thường với bé

Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hơn vì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.

Ưu nhược điểm của đẻ mổ với mẹ và với bé

Ưu điểm: Ngày nay, rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để mổ bởi phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm mà đẻ thường không có được.

Ưu điểm của đẻ mổ với người mẹ

Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này cũng khiến mẹ bầu không mất sức khi không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
Lợi ích dễ nhận thấy của phương pháp này nữa là ca sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chị em chỉ cần chọn ngày đến bệnh viện, làm thủ tục sinh nở, lên bàn sinh và 30 phút sau là đã được gặp mặt con chứ không như đẻ thường, các mẹ sẽ không biết trước được khi nào con chào đời, có những mẹ còn phải chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày.

Ưu điểm của đẻ mổ với bé

Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Nhược điểm của đẻ mổ

Có lẽ phương pháp này chỉ phù hợp với những mẹ có vấn đề bất thường trong thai kỳ vì đẻ mổ còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm:

Nhược điểm của đẻ mổ với người mẹ

Trong quá trình đẻ mổ, sản phụ sẽ phải dùng đến thuốc gây mê nhưng bản thân thuốc gây mê lại rất có hại, gây ra nhiều tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Ngoài ra đẻ mổ sẽ làm cho tử cung bị thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường của tử cung.
Người mẹ đẻ mổ chắc chắn sẽ mất nhiều máu hơn đẻ thường, sẽ khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
Đẻ mổ cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
Mổ đẻ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến sữa. Do phẫu thuật mổ đẻ sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu và lâu phục hồi sau sinh, không được ăn uống thoải mái (trong tuần đầu sau sinh) nên sự điều tiết để phân chất các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là vết thương tử cung sẽ dễ gây hiện tượng vỡ tử cung, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau. Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.

Nhược điểm của đẻ mổ với bé

Bên cạnh những nguy cơ với mẹ, sinh mổ cũng chẳng mấy có lợi cho bé:
Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
Không chỉ có thế, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Các mẹ  hãy nhớ: sinh thường để tốt cho cả mẹ và bé. Không gì tốt bằng việc sinh nở tự nhiên. Những trường hợp không thể sinh con tự nhiên thì mới phải chọn sinh mổ nhé các mẹ bầu. Phương pháp đẻ mổ là phương pháp sau cùng để chọn khi không thể đẻ thường được
Nguồn FB Hoàng Tiểu Thương



Là mẹ bầu tương lai hay mẹ bầu hiện tại nhất thiết phải đọc bài này ngay

6:49 PM |

Những điều mẹ bầu cần biết cần tránh đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khi nhận được que thử thai 2 vạch là đã đánh dấu bước đầu của thời kỳ làm mẹ thiêng liêng và vô cùng cao quý. Kiêng những gì và ăn nhiều những gì tốt cho thai đó là điều các bà mẹ tương lai quan tâm nhất.
Bên cạnh đó lại có một luồng ý kiến trái chiều rằng: mình ăn cái này có làm sao đâu sao có mẹ ăn cái này lại dọa sảy thai, rằng ăn nhiều mới bị chứ ăn ít thì chẳng làm sao cả, rằng ăn thì hơi đi ngoài thôi nhưng con không làm sao cả....




Để giải thích vấn đề này chính là do cơ địa của mỗi bà mẹ là khác nhau, khả năng hấp thu, kích ứng cũng vô cùng khác nhau nên sự ảnh hưởng của thức ăn là khác nhau. Thực tế có những mẹ từ trước và sau khi mang thai đều ăn món trứng rán ngải cứu 2-3 lần/ ngày. Và sau khi mang thai đến lúc sinh bà mẹ này vẫn giữ thói quen ấy vì không hề biết ngải cứu tăng nguy cơ dọa sảy thai. Có thể bản thân bạn không phải là người có nguy cơ cao nhưng hãy tránh những thứ này nhé. Kiêng cữ sẽ làm cho bạn an tâm hơn rất nhiều đấy.
Đối với những bà mẹ mang thai lần thứ 2 thì khả năng bỡ ngỡ sẽ giảm dần nhưng đồng thời bnaj phải để ý đến tâm lý của đứa con đầu lòng của mình. Hãy cũng cô giáo mầm non phân tích chia sẻ cùng con về việc mẹ sinh em bé nhưng vẫn yêu thương con vì cả 2 con đều là con của mẹ. ĐIều này sẽ giúp mẹ bầu không bị stress và gắn bó tình yêu thương giữa 2 đứa con của mẹ.

Khi chính thức biết mình mang thai rồi nhớ đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Tránh đi xa, tránh đi đường dằn xốc. Tránh leo cầu thang, với cao, kiễng chân, mang vác nặng.


-Giảm áp lực tinh thần khi mang thai. Tránh nóng giận, bực mình, nên luôn tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho con. Tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé


Về vấn đề Thực Phẩm:



-Kiêng đu đủ, rau răm, rau ngót, rau sam, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Kiêng ăn trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kì.

- Không ăn mực, cua trong 3 tháng đầu của thai kì. Không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thức hiện phương châm, ăn chín, uống sôi để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.

- Không ăn các thức ăn có sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

-Tránh các món ăn gây nặng bụng, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, không ăn các món ăn quá béo. Tránh các món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều các loại gia vị.

-Tránh ăn ngải cứu nhất là khi đang động thai. Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức.

-Kiêng ăn mặn để tránh phù thủng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.

-Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn 1 tí, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.
Tránh ăn gan động vật quá nhiều vì trong gan có nhiều Vitamin A, quá liều có thể gây dị dạng thai nhi. Vitamin A trong thai kỳ không cần bổ sung nhiều ( 3 tháng đầu càng nên hạn chế, mắt thai nhi chỉ thực sự mở từ tuần 28 trở đi và sau khi ra đời mới bắt đầu phát triển tiếp tục ). Tránh ăn đồ hộp chưa qua hâm nóng lại.

-Tránh ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi.

- Trong 3 tháng đầu tránh không ăn đồ quá bổ như yến sào, gà tần (gà tiềm),…


Về Thức uống:



-Tránh các thứ kích thích, tránh bia rượu, thuốc lá.. Chất cồn trong rượu khi đưa vào máu có thể gây ngộ độc rượu, gây dị tật cho thai nhi, làm tăng tỉ lệ sinh non và thai chết lưu trong bụng mẹ. Thuốc lá có thể gây dị dạng thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mẹ hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị dạng hoặc sẩy sớm.

-Riêng trà, cà phê, coca, socola… thì chỉ uống khi cần thiết. Tuy nhiên với liều lượng vừa phải. Uống nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhịp tim, tăng áp lực máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sẩy thai và sinh non.
Về Kiêng Cữ:

-Tránh xa các thú nuôi trong nhà, như mèo, chó…Lông chó, mèo có thể gây dị ứng trong quá trình mang thai. Phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis vô cùng nguy hại đối với thai nhi.

-Tránh thức khuya. Ngủ phải mắc màn, tránh bị sốt

-Tránh để táo bón. Có thể uống 1 lít nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng để ngừa táo bón. Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch.

- Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.

-Tránh uống thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kì. Vì thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết AĐ và sẩy sớm.

- Tránh sử dụng hoặc đứng gần lò vi sóng, bếp từ

- Hai vc nên tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian đầu, ít nhất trong 1 tháng đầu sau khi biết tin có thai (cái này rất nguy hiểm, 6/10 tin động thai của các em gái đều từ lý do gặp chồng đêm trước. Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn xưa

- Không có khái niệm máu báo khi mới cấn thai! Ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy sớm. Dấu hiệu động thai thường chỉ là một hoặc vài giọt máu tươi. Vì thế các em cần cố gắng mặc quần lót màu sáng, luôn chú ý dịch AĐ, nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu thì cần đi bs gấp. Đừng nghĩ rằng đó là máu báo và mọi việc sẽ ko sao. Thật sự ra máu trong giai đoạn đầu thai kì rất nguy hiểm. Nếu không chú ý có thể dẫn tới sẩy thai cực nhanh.

-Nếu chẳng may ra dịch nâu đỏ hay hồng nhạt, tuyệt đối tránh đi lại, cần khám bs để được hỗ trợ thai kì, sau đó cố gắng nghỉ ngơi tối đa. Nằm nghỉ trên giường, chân gác lên gối. Ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để giúp an thai. (Lưu ý là sữa đậu nành chỉ nên uống trong 3 tháng đầu của thai kì, sau đó ko nên uống quá nhiều)-Thông thường, nếu chẳng may bị động thai và khéo giữ gìn thì mẹ và thai nhi sẽ phục hồi trong 3-5 tuần. Vì thế điều cần thiết ở đây là sự kiên nhẫn.

-Có thai đã khó, giữ thai cũng rất khó. Nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, tỉ lệ sẩy tự nhiên cực kì cao. Vì thế các bà mẹ tương lai lưu ý.

----

6 ghi nhớ trong thai kỳ - Những lời khuyên không bao giờ thừa.



Suốt thời kỳ mang thai, người mẹ phải luôn nhớ uống đủ 2l nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho cơ thể người mẹ tránh tình trạng táo bón (thường xuất hiện khi mang thai) và tăng cường các chức năng của thận.
Tránh vận động quá sức cơ bắp

Đừng tự làm kiệt sức vì các bài tập thể dục, thể thao nhưng nên duy trì hoạt động này ở mức độ phù hợp. Đi bộ và bơi là những phương pháp đáng khích lệ nhất cho luyện tập cơ thể của người mẹ mang thai.
Ngủ nhiều

Cơ thể người phụ nữ mang thai trải qua những biến đổi sâu sắc. Điều này giải thích nguyên nhân dễ cảm thấy mệt mỏi. Ngủ nhiều, kể cả ban ngày, sẽ giúp cho người mẹ mang thai nạp được thêm năng lượng.
Không ăn kiêng

Cần nhớ rằng lúc này người mẹ ăn không chỉ để nuôi cơ thể mình mà còn nuôi thai nhi trong bụng. Ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ mang thai có nhiều chất dinh dưỡng hơn là cứ giữ nếp ăn đúng ba bữa/ngày.
Nghỉ ngơi

Hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và cho thai nhi. Đây là giai đoạn người mẹ cần tích luỹ cho cả quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Người mẹ mang thai cần rất nhiều axit folic.
Nguồn sưu tầm

SAI LẦM CỦA ĐỜI TÔI LÀ VÀO PHÒNG SINH...XEM VỢ ĐẺ!

9:17 PM |
SAI LẦM CỦA ĐỜI TÔI LÀ VÀO PHÒNG SINH...XEM VỢ ĐẺ!
Với tôi, cảnh tượng trong phòng sinh chẳng khác gì ngoài mặt trận, bác sỹ y tá thì căng như dây đàn, sản phụ thì người khóc, người hét, máu me be bét. Tôi không ngờ cái cảnh sinh đẻ nó lại khủng khiếp đến như vậy...

--------
Người ta bảo vợ chồng lấy nhau xong mấy năm là chán, nhưng tôi và vợ lại không như thế. Đi đâu vợ chồng tôi cũng quấn lấy nhau, trừ thời gian đi làm, nếu vợ vắng nhà vài tiếng là tôi đã cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
Vợ tôi mà về nhà mẹ đẻ là kiểu gì tôi cũng đi theo rồi bắt nàng về nhà cho bằng được vì vắng nàng là tôi không thể nào ngủ nổi. Chả thế mà rất nhiều người bảo với tôi rằng, vợ chồng tôi chả khác gì một cặp sam.
Đến lúc vợ tôi có bầu, những hôm nàng khó ở, nôn ọe dữ dội cả đêm nhưng tôi vẫn nhất quyết ôm chân vợ ngủ. Thời gian đó, tôi cũng gầy rộc đi trông thấy, vợ nghén, tôi cũng nghén. Đến lúc vợ ăn như “bão táp”, tôi cũng lên cân vùn vụt. Gì chứ vợ chồng tôi hạp nhau “cái nết ăn” lắm. Vợ tôi cứ trêu tôi là thằng đàn ông “bám váy vợ”. Tôi còn nhớ có đợt lớp nàng họp lớp, tôi cũng lóc cóc đi theo. Đến nơi bạn của nàng cứ trêu tôi không học cùng lớp, ra sức đuổi về khiến tôi tức điên.
Vợ tôi bầu càng ngày càng to, đi lại khó khăn nên mọi việc trong nhà tôi đều phải làm hết. Nhiều lúc mệt lắm, nhưng cứ nghĩ đến ngày con ra đời là tôi lại hết mệt. Tôi dặn vợ: “Kiểu gì cũng phải cho anh vào phòng sinh cùng em nhé. Chứ nhỡ lúc đó em cứ chửi anh hoài thì anh ở ngoài cũng nhảy cò cò vì sốt ruột”. Vợ tôi bảo: “Phòng sinh có gì hay mà anh đòi vào, không khéo lúc đó anh lại sợ khóc thét thì chết”.
Cuối cùng tôi cũng thỏa thuận với vợ xong xuôi. Đến ngày vợ sinh, tôi gói ghém hết đồ đạc, đưa vợ ra taxi để đến bệnh viện. Sau một hồi năn nỉ ỉ ôi với bác sỹ, tôi cũng được đồng ý cho vào phòng sinh. Tôi lấy lý do là vợ tôi rất nhát gan, người nhà thì có mỗi chồng, những lúc này người chồng cần ở bên để động viện vợ… Nói chung là sau bài diễn văn khá dài của tôi, bác sỹ đành khoát tay bảo: “Thôi thôi, thích vào thì vào”.
Nhưng tôi không ngờ cái cảnh tượng trong phòng sinh nó lại ám ảnh tôi kinh khủng đến vậy. Xung quanh tôi toàn tiếng rên la đau đớn của vợ tôi và của các sản phụ khác. Vợ tôi được cho nằm lên một cái bàn, nhìn vợ bị lột sạch, tôi hơi sốc. Cô ấy kêu đau chừng nào, bác sỹ lại hét “Rặn đi” chừng ấy, tôi thấy thế mắng luôn bác sỹ: “Vợ em đau còn sức đâu nữa mà nặn”. Tôi nghĩ lúc đó nếu không bận rạch cái chỗ đó của vợ tôi thì bác sỹ đã cho tôi một cái cùi chỏ, vì tôi thấy mặt anh ta điên lắm rồi.
Lúc đó, cảnh tượng trong phòng sinh chẳng khác gì ngoài mặt trận, bác sỹ y tá thì căng như dây đàn, sản phụ thì người khóc, người hét, máu me be bét. Nhưng khi tôi thấy con trai tôi chui ra từ chỗ đó của vợ với mớ sản dịch và máu đỏ lòm thì tôi lăn ra ngất xỉu vì sợ.
Bác sỹ hét lên: “Ai ở ngoài đó vào khiêng cái cậu này ra. Điên thế”. Tôi bị khiêng ra nằm chỏng chơ ngoài hành lang, một lúc sau thì tỉnh lại. Lúc đó vợ tôi đã được khâu lại, cả hai mẹ con đều được cho về nằm giường riêng. Lúc đó, tôi mới lật đật chạy vào gọi: “Vợ ơi, em đâu rồi”. Vợ tôi có vẻ vẫn còn đau lắm, nhưng vẫn cố trách tôi: “Gớm, đòi vào cho được rồi lúc quan trọng nhất lại lăn ra ngất”.
Tôi ngượng ngùng nhìn mặt vợ rồi lại len lén nhìn sang ông bác sỹ lúc nãy. Tôi không ngờ cái cảnh sinh đẻ nó lại khủng khiếp đến như vậy. Tôi nghe vợ kể rằng, có nhiều ông vào phòng sinh xem vợ đẻ xong về bị lãnh cảm với vợ luôn vì chứng kiến cảnh tượng quá hãi hùng. Tôi cũng thấy sai lầm lớn nhất của đời mình là vào phòng sinh xem vợ đẻ. Nhưng cũng may là nhờ thế mà tôi biết vợ mình đã phải chịu đựng những nỗi đau đớn thế nào để mang lại cho tôi hạnh phúc được làm bố.
(Nguồn sưu tầm)

10 siêu thực phẩm dành cho các mẹ

7:03 PM |
Các mẹ ơi???
Các loại thực phầm bổ dưỡng nên bổ sung ngày và luôn nhé ^^!




ST

Tháng cuối các mẹ bầu nên ăn gì nhỉ?

7:05 PM |
THÁNG CUỐI THAI KỲ BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ???
 - Trong những tháng cuối thai kỳ, vì thai nhi đã lớn, có thể chèn ép cơ hoành, đè lên các bộ phận như dạ dày, ruột, bàng quang…khiến mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, lười ăn, thậm chí bị ói, táo bón và đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
-  Vì thế dinh dưỡng cho bà bầu những tháng cuối lại càng cần phải được chú trọng để đảm bảo đủ cho mẹ bầu đủ sức “vượt cạn” và chăm con sau khi sinh
Nhưng ăn gì vừa tốt lại vừa ngon lại vừa đầy đủ chất dinh dưỡng đây??
Nhóc con của mẹ xin đưa ra một vài tham khảo cho các mẹ chọn lựa nhé ^^!














---Nguồn Bibo Mart---


CHẾ ĐÔ NGHỈ THAI SẢN NĂM 2016 mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/1/2016

6:26 PM |
Các mẹ có biết về điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ thai sản, hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản như thế nào không?
Nhóc con của mẹ sẽ giúp các mẹ  tìm hiểu kỹ càng hơn về CHẾ ĐÔ NGHỈ THAI SẢN NĂM 2016 mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/1/2016
– Kể từ ngày 1/1/2016 theo Luật BHXH – Luật số 58/2014/QH13 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
– Căn cứ theo Mục 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động thương binh xã hội. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 quy định cụ thể đối với chế độ thai sản như sau:
Lưu ý: Bài viết này mình chỉ tổng hợp các quy định đối với Lao động nữ sinh con, nhận nuôi con. Còn Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ thì các bạn xem tại: Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
A. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Chú ý:
– Các trường hợp: Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. => Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
-> Người lao động đủ 2 điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định
– Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
+) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng BHXH, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
B. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
– Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
2. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
a. Đối với lao động nữ sinh con, gồm:
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản Mẫu số C70A-HD (theo Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
Các trường hợp dưới đây, DN cũng phải có 2 mẫu là: Mẫu C70A-HD và Mẫu D02-TS (giống như phần a này)
b. Đối với lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định gồm:
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
c. Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, gồm:
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
d. Trường hợp con chết, mẹ chết gồm:
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết
– Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
e. Trường hợp nghỉ dưỡng sức:
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
f. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
3. Trình tự Giải quyết hưởng chế độ thai sản:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
– Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản:
a. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
b. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
c. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lưu ý: Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật BHXH tính từ thời điểm thai chết lưu.
Ví dụ: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
c.1, Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
– 05 ngày làm việc;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
c.2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
d. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
e. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
f. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
– Trước năm 2016 mức lương cơ sở là: 1.150.000, từ ngày 1/5/2016 tăng lên: 1.210.000đ/tháng (Theo Nghị quyết 99/2015/QH13)
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
5. Mức hưởng chế độ thai sản:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
– Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:
– Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)/6 = 5.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.
Ví dụ: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:
– Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)/6 = 7.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.
Kết luận: Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì mức hưởng như sau:
– Trợ cấp 1 lần: 2 x 1.150.000 (Từ ngày 1/5/2016 sẽ tăng lên 1.210.000).
– Mức hưởng 6 tháng = 100% mức bình quân đóng BHXH 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
– Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng như trên, trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
– Mức hưởng một ngày đối với chế độ khám thai và Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH
6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ: Chị Th đang tham gia BHXH bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị Th được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
– Trường hợp chị Th được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
Mức hưởng:
– Một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Trên đây là tổng hợp chế độ thai sản đối với lao động sinh con và nhận nuôi con, chi tiết các trường hợp khác, các bạn có thể xem chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016)
Nguồn:moet.gov.vn
Powered by Blogger.

blog chia sẻ cách chăm sóc con cái, kinh nghiệm nuôi con, dạy con cách ăn cách nói, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Contributors